Ho không phải bệnh mà là triệu chứng của các căn bệnh ᴠề đường hô hấp hoặc do phản ứng của cơ thể ᴠới các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Đặc biệt, tình trạng ho xuất hiện nhiều về đêm của các trẻ khiến bố mẹ “đứng ngồi không yên”. Nếu trẻ bị ho, ho nặng hơn về đêm rất dễ đang bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, hoặc là triệu chứng của dị ứng, cảm lạnh hoặc một số bệnh hô hấp khác như hen suyễn, ho gà, hen phế quản, nhiễm trùng xoang…
1. Nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm, bao gồm:
Cảm lạnh
Nếu trẻ bị cảm lạnh, ban đêm, dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh trẻ có thể bị ho khan hoặc ho có đờm, và sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như nghẹt mũi, sổ mũi hoặc đau họng.
Trẻ bị cảm lạnh rất dễ bị ho nhiều vào bao đêm
Chảy nước mũi sau
Chảy nước mũi sau cũng là một lý do phổ biến khiến trẻ bị ho về đêm. Ban đêm khi nằm ngủ, lượng dịch nhầy này sẽ chảy xuống họng, kích ứng niêm mạc họng khiến trẻ bị ho nhiều hơn, đó là cách cơ thể loại bỏ chất nhầy và đờm. Các triệu chứng khác của chảy nước mũi sau bao gồm ngứa mắt, mũi và cổ họng, chảy nước mắt và sổ mũi.
Dị ứng
Trẻ em có thể bắt đầu dễ bị dị ứng theo mùa vào khoảng 3 hoặc 4 tuổi. Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là ban đêm, niêm mạc họng của trẻ bị kích ứng gây ra các phản xạ ho. Khi bị ho dị ứng, trẻ thường ho thành từng cơn, nhất là trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy hoặc khi chuyển đổi tư thế từ nằm sang ngồi và ngược lại. Các triệu chứng dị ứng khác bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa mắt hoặc mũi.
Hen suyễn
Hen suyễn cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ho vào ban đêm. Nếu trẻ bị hen suyễn, cơn ho của trẻ thường khan và trầm trọng hơn khi hoạt động thể chất. Ho do hen suyễn cũng có thể do dị ứng và bệnh tật gây ra.
Hen suyễn cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ho vào ban đêm
Ho gà
Nếu trẻ bị ho gà, ban đêm khi ngủ trẻ có thể phát ra tiếng rít "giống như tiếng chim" khi cố lấy hơi giữa các cơn ho. Mặc dù các dấu hiệu ban đầu của bệnh ho gà tương tự như cảm lạnh (hắt hơi và sổ mũi), nhưng các dấu hiệu sau đó bao gồm ho ra hoặc nôn ra chất nhầy và các cơn ho kéo dài từ 20 đến 30 giây.
Viêm phế quản
Các dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm phế quản bao gồm ho, thở ồn ào và giọng nói khàn. Các triệu chứng thường xấu đi và ho nhiều hơn vào ban đêm. Khác với các nguyên nhân gây ho về đêm khác, nếu trẻ bị ho do viêm phế quản, trẻ cần gặp bác sĩ để được điều trị sớm và tốt nhất
Nhiễm trùng xoang
Nếu trẻ bị cảm lạnh không khỏi hoặc dị ứng kéo dài, nó có thể phát triển thành nhiễm trùng xoang. Nếu trẻ bị ho nặng hơn vào ban đêm, các dấu hiệu cho thấy đó là nhiễm trùng xoang bao gồm nghẹt mũi hơn 10 ngày, sốt nhẹ và đau ở hàm, sau trán hoặc mũi.
2. Cần làm gì khi trẻ bị ho về đêm?
Trẻ ho về đêm sẽ khiến bố mẹ lo lắng, xót xa bởi không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của các bé, mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Dưới đây là những việc bố mẹ cần làm khi thấy bé ho nhiều vào ban đêm.
- Nâng cao đầu giường hoặc kê đầu cho bé bằng gối êm, mềm, đảm bảo phần đầu luôn cao hơn phần ngực. Tư thế này sẽ giúp bé dễ thở, đồng thời, hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng gây tình trạng ho.
Kê đầu cho bé bằng gối êm, mềm giúp hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng gây ho
- Cho trẻ uống nhiều nước để giữ cho chúng đủ nước. Nếu cổ họng của trẻ bị đau do ho, nên cho trẻ uống đồ uống ấm. Tránh đồ uống có ga hoặc đồ uống có múi như nước cam, vì chúng có thể làm đau họng nặng gây ho nhiều hơn.
- Để nhiệt độ máy lạnh phù hợp hoặc kết hợp với máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ để giúp giảm nghẹt mũi và giúp thở dễ dàng hơn.
- Nếu dịch mũi trẻ nhiều, có thể thực hiện rửa mũi, hút mũi để tránh dịch mũi chảy xuống hong gây ho. Có thể làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý hoặc máy hút mũi trẻ em. Mũi và họng trẻ sẽ không bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy. Nhờ đó, trẻ dễ thở, giảm tình trạng ho và dễ ngủ hơn vào ban đêm.
- Vệ sinh phòng ngủ, có thể thay chăn, ga, gối, nệm cho giường của bé. Việc này rất quan trọng với những bé bị viêm xoang, hen suyễn, dễ dị ứng.
- Cho trẻ uống thuốc giảm ho, nhưng chỉ khi trẻ ít nhất 6 tuổi. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ uống thuốc ho.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium - TPBVSK Giúp Bổ Phổi Khỏe, Giảm Ho Nhanh
Ứng dụng sự kết tinh của bài thuốc Đông dược dân gian và kỹ thuật bào chế hiện đại vào công thức, Thiên Môn Bổ Phổi Premium giúp
- Bổ phổi
- Giảm ho, giảm đờm
- Giảm đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium Trẻ Em giúp Bổ Phổi Khỏe, Giảm Ho Nhanh
Thiên Môn Bổ Phổi Premium tự hào là sản phẩm tiên phong tại thị trường Việt Nam có chứa hoạt chất AP-Bio® (chiết xuất Xuyên Tâm Liên) kết hợp với Lá Hen, Thiên Môn Đông, Mạch Môn Đông, Cao Lá Thường Xuân, Húng Chanh,... thúc đẩy và tối ưu hóa công dụng bổ phổi khỏe và giảm ho nhanh.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Tham khảo thông tin sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Premium Trẻ Em tại đây
Bạn có thể quan tâm Viêm họng cấp ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả, Ho kéo dài ở người cao tuổi, có đáng lo ngại?
Nguồn: https://www.babycenter.com/child/sleep/nighttime-coughing-or-choking_64926