Ho kéo dài ở người cao tuổi không phải là trường hợp hiếm gặp và là một phản xạ quan trọng giúp bảo vệ đường thở và phổi trước các tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, cần phải cảnh giác khi người cao tuổi cũng có nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài hết sức nguy hiểm cần được theo dõi và xử lý sớm.
Ho do nhiễm trùng đường hô hấp trên như cúm hoặc nhiễm COVID-19
Đa phần những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên thường không quá nguy hiểm và phức tạp. Tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng bệnh tái phát nhiều lần, gây ho kéo dài sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đặc biệt là ở người cao tuổi.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, người cao tuổi thường có thể ho kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần, đôi khi còn gây ra các biến chứng khác như viêm phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản, hen phế quản,...
Đối với người cao tuổi, các trường hợp bị nhiễm trùng hô hấp trên do nhiễm COVID-19 thường dẫn đến triệu chứng nặng, tình trạng ho kéo dài và nghiêm trọng hơn. Lúc này bệnh nhân cần bổ sung nhiều nước, nghỉ ngơi, điều trị bằng các loại thuốc hạ sốt, giảm ho và thuốc kháng sinh,... dựa trên các biểu hiện bệnh.
Nhiễm trùng hô hấp trên ở người lớn tuổi gây ho kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Ho do dị ứng
Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, người cao tuổi có thể rất dễ bị dị ứng, thường dễ gây ho, ho kéo dài, sổ mũi và chảy nước mắt. Đôi khi “chảy nước mũi sau” cũng có thể gây ho.
Thời tiết thay đổi cũng khiến người cao tuổi dễ bị ho kéo dài
Ho do trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến gây ho kéo dài ở những người cao tuổi. Trào ngược dạ dày khiến cho acid trong dạ dày bị đẩy vào trong thực quản gây ho nhiều và ho kéo dài, và có thể trở nên tồi tệ hơn khi nằm xuống. Nếu chủ quan thì sẽ có rất nhiều những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người cao tuổi.
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi
Ho do tác dụng phụ của Thuốc
Phần lớn người cao tuổi thường hay mắc phải bệnh cao huyết áp. Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin được kê toa cho bệnh cao huyết áp có thể gây ho khan. Người cao tuổi nếu sau khi sử dụng thuốc bị ho khan, và ho kéo dài hơn tám tuần cần thảo luận với bác sĩ về việc thay đổi thuốc.
Các thuốc huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển có tác dụng phụ gây ho khan kéo dài
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Khi cơn ho trở nên tồi tệ hơn trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, hoặc nếu cơn ho kéo dài hơn 8 tuần
- Sốt cao liên tục trên 38 độ C
- Ho nhiều hơn, xuất hiện chất nhầy màu vàng hoặc nhuốm máu
- Ho kéo dài sặc sụa, tức ngực, khó thở, thở khò khè
Ngoài ra, khó thở đột ngột kèm theo đau ngực và ho kéo dài có thể là một trường hợp khẩn cấp và là dấu hiệu của thuyên tắc phổi thường gặp ở người cao tuổi, do cục máu đông từ huyết khối tĩnh mạch sâu ở một trong hai chân vỡ ra và di chuyển đến phổi. Cần phải được điều trị kịp thời.
Nguồn: seasons
Tham khảo sản phẩm TPBVSK giúp Bổ Phổi Khỏe, Giảm Ho Nhanh tại đây
Có thể bạn quan tâm: Ho nhiều hơn vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả