Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng. Khi mắc bệnh lao phổi các vi khuẩn có thể lây lan từ phổi đến các cơ quan khác gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.
1. Bệnh lao phổi là gì?
Bệnh lao phổi hay còn gọi là ho lao là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh lao phổi thường ảnh hưởng đến phổi. Nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều này có thể bao gồm các khớp, thận, cột sống và não.
Tình trạng nhiễm khuẩn lao thường được chia thành hai giai đoạn gồm:
- Lao tiềm ẩn hoặc không hoạt động: người khỏe mạnh mang mầm bệnh trong người nhưng không xuất hiện triệu chứng lao phổi do hệ miễn dịch đủ mạnh để kìm chế vi khuẩn và không thể truyền bệnh.
- Lao hoạt động: Vi khuẩn hiện diện và đang gây ra các triệu chứng, người nhiễm vi khuẩn sẽ bị bệnh lao phổi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời và có thể lây bệnh.
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh lao phổi có thể gây tử vong.
2. Các triệu chứng của bệnh lao phổi
Ở nền bệnh lao, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Ho, ho ra máu, đau ngực là triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi
Ở lao phổi, các dấu hiệu thường đặc hiệu biểu hiện qua đường hô hấp như:
- Ho nặng kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn
- Ho ra máu hoặc đờm (chất nhầy từ sâu bên trong phổi)
- Đau ngực
- Sốt, mệt mỏi
- Ăn mất ngon
- Giảm cân ngoài ý muốn
- Đổ mồ hôi đêm, ớn lạnh
3. Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis) gây ra, trực tiếp tấn công phổi và phá hủy các mô tế bào của cơ quan này. Bệnh lao phổi lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh.
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi
Khi một người mắc bệnh lao phổi, trong lúc nói, cười, hắt hơi hoặc ho sẽ đẩy vi khuẩn ra ngoài và lây lan trong không khí. Bất cứ ai ở gần đó hít phải không khí nhiễm khuẩn đều có thể bị vi khuẩn xâm nhập và nhiễm bệnh. Môi trường ô nhiễm có nhiều khói bụi, ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.
Vì thế những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc lao phổi:
- Người có tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao
- Người sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao, hay nơi có bệnh nhân lao sinh sống
- Người bị mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách…
- Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh ho lao
- Người nhiễm HIV
Vi khuẩn lao phổi chỉ lây lan qua không khí nên bạn sẽ không thể mắc bệnh lao nếu như bạn bắt tay ai đó, chia sẻ thức ăn hoặc đồ uống, chạm vào thứ mà người nhiễm bệnh đã chạm vào…
4. Biến chứng của bệnh lao phổi
Biến chứng của bệnh lao góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong và bệnh tật của bệnh nhân. Sự chậm trễ trong việc phát hiện và tuân thủ điều trị kém dẫn đến biến chứng ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.
Các biến chứng thường gặp là ho ra máu, tràn dịch màng phổi, u aspergilloma, giãn phế quản sau lao, COPD sau lao, tràn khí màng phổi tự phát.
Các biến chứng hiếm gặp là viêm thanh quản do lao, tăng huyết áp động mạch phổi và bệnh thể mạn tính, viêm phế quản nội do lao, viêm khí quản, viêm gan do ATT, suy hô hấp cấp tính liên quan đến lao, phản ứng nghịch thường và viêm mạch do lao.
Mặc dù có phương pháp điều trị hiệu quả trong thời đại hiện nay đối với bệnh lao phổi, nhưng biến chứng vẫn xảy ra do sự phá hủy giải phẫu và mạch máu tại các vùng bị bệnh dẫn đến ổ nhiễm trùng và tổn thương cấu trúc
5. Làm gì để ngăn ngừa lây lan bệnh lao phổi
Nếu không may mắc phải bệnh lao phổi, bạn cần có biện pháp để ngăn ngừa lấy lan đến những người xung quanh.
- Rửa tay kỹ và thường xuyên.
- Ho vào khuỷu tay hoặc che miệng khi ho.
- Tránh tiếp xúc gần gũi với người khác.
- Đảm bảo rằng bạn dùng tất cả các loại thuốc của mình một cách chính xác.
- Không trở lại làm việc hoặc trường học cho đến khi bạn được bác sĩ của bạn cho phép.
Bệnh lao phổi (bệnh ho lao) là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Mặc dù có thể hoàn toàn chữa khỏi nhưng sẽ mất nhiều thời gian do điều trị kéo dài, vì vậy cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ đầu.
Bạn có thể quan tâm Viêm phế quản – bệnh hô hấp dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi, Hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp như thế nào?
Nguồn: juniperpublishers
my.clevelandclinic