Đờm tích tụ trong cổ họng gây cảm giác khó chịu khi ăn uống hoặc nói chuyện, nếu kéo dài có thể gây các nhiễm trùng ở phổi hoặc gây khó thở. Để xác định đúng nguyên nhân và đưa ra cách làm tan đờm trong cổ họng bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích thông qua bài viết dưới đây.
1. Điều gì gây ra chất nhầy dư thừa trong cổ họng?
Đờm bắt nguồn từ đường thở và phổi. Trong một số trường hợp, người mắc các bệnh về phổi, chẳng hạn như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cũng có thể tạo ra đờm ở cổ họng. Tuy nhiên, đôi khi việc ho có thể không thể tống được đờm ra ngoài, điều này khiến đờm đọng lại ở phía sau cổ họng.
Bệnh COPD là một trong những nguyên nhân làm tăng sản xuất đờm đư thừa trong cổ họng
Nhiều tình trạng và yếu tố sức khỏe có thể dẫn đến kích ứng hoặc nhiễm trùng và làm tăng sản xuất đờm trong cổ họng, bao gồm:
- Dị ứng và chất kích thích dẫn đến viêm và tăng chất nhầy
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cúm hoặc cảm lạnh
- Không khí lạnh, có thể gây kích ứng cổ họng, gây ra quá nhiều chất nhầy
- Các bệnh về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn và viêm phế quản mãn tính gây ra đờm ở phổi, đọng lại trong cổ họng
- Trào ngược axit, có thể gây kích ứng cổ họng và dẫn đến tăng chất nhầy
- Bệnh thần kinh cơ, có thể làm giảm phản xạ ho của một người khiến chất nhầy tích tụ
2. Sử sụng thuốc để làm tan đờm dư thừa trong cổ họng
Sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát việc sản xuất quá nhiều đờm trong cổ họng. Các bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đờm dư thừa.
Bác sĩ có thể đề nghị dùng các loại thuốc như:
Thuốc không kê đơn (OTC): Thuốc long đờm, chẳng hạn như guaifenesin (Mucinex, Robitussin), có thể làm loãng và long đờm, làm tăng hiệu quả của phản xạ ho và dễ dàng tống đờm ra ngoài hơn.
Thuốc kê đơn: Thuốc tiêu nhầy, chẳng hạn như nước muối ưu trương (Nebusal) và dornase alfa (Pulmozyme), là những chất làm loãng đờm mà bạn hít thông qua một máy phun sương. Nếu đờm dư thừa của bạn là do nhiễm vi khuẩn, rất có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.
3. Mẹo tự chăm sóc để làm tan đờm dư thừa trong cổ họng
Một số mẹo tự chăm sóc có thể giúp kiểm soát đờm dư thừa trong cổ họng. Việc kết hợp các cách sau có thể là hiệu quả nhất để giúp giảm đờm
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối là biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản không chỉ có thể giúp làm sạch đờm từ phía sau cổ họng của bạn mà còn có thể giúp sát khuẩn cổ họng.
Làm ẩm không khí bằng máy tạo ẩm
Không khí có độ ẩm sẽ giúp việc hít thở được thông thoáng và đồng thời có thể làm loãng đờm ứ đọng trong cổ họng giúp dễ dàng đẩy ra ngoài
Độ ẩm trong không khí có thể giúp làm loãng đờm của bạn.
Giữ đủ nước
Uống nhiều nước sẽ giúp cổ họng được giữ ẩm, nới lỏng tắc nghẽn, làm đờm loãng và chảy ra ngoài. Có thể dùng nước ấm sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn tuy nhiên cần tránh các loại đồ uống có chứa caffeine vì có thể khiến cổ hong bị khô và gây ứ động đờm.
Nâng cao đầu khi nằm
Nằm thẳng có thể sẽ khiến đờm dễ dàng tích tụ ở phía sau cổ họng gây khó chịu và khó thở. Hãy kê đầu bằng gối bông mềm khi nằm để tránh đờm tồn động ở cổ họng và việc hít thở có thể dễ dàng hơn.
Tránh dùng thuốc thông mũi
Mặc dù thuốc thông mũi làm khô dịch tiết, nhưng chúng có thể khiến việc giảm đờm trở nên khó khăn hơn.
Tránh các chất kích thích, mùi thơm, hóa chất và ô nhiễm
Những thứ này có thể gây kích ứng màng nhầy, báo hiệu cơ thể tiết ra nhiều đờm hơn.Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng dừng lại. Bỏ thuốc lá rất hữu ích, đặc biệt là với các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn hoặc COPD.
Hãy thử một số loại thực phẩm: Tỏi, củ cải và trái cây nhiều chất xơ như táo có thể giúp giảm đờm. Tuy nhiên, tránh thực phẩm nhiều chất béo hoặc sữa, vì điều đó có thể làm đờm trầm trọng hơn.
Nguồn: medicalnewstoday