Bị ho lâu ngày nên uống thuốc gì? Xem ngay các loại thuốc trị ho hiệu quả, lưu ý khi dùng thuốc và cách kết hợp chế độ sinh hoạt để nhanh khỏi ho.
Ho lâu ngày không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Khi bị ho lâu ngày, việc lựa chọn thuốc phù hợp là rất quan trọng để giúp kiểm soát triệu chứng và tránh biến chứng. Cụ thể, bị ho lâu ngày nên uống thuốc gì? Cùng dược sĩ giải đáp chi tiết trong bài viết sau nhé.
Vì sao ho lâu ngày mãi không khỏi?
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, khi tình trạng ho kéo dài dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã dùng nhiều biện pháp điều trị, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Ho lâu ngày mãi không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý
Ho lâu ngày thường bắt nguồn từ những nguyên nhân tiềm ẩn như viêm nhiễm kéo dài, tổn thương niêm mạc đường thở hoặc các bệnh lý hô hấp mãn tính. Khi niêm mạc phế quản bị kích thích liên tục, khả năng tự bảo vệ của hệ hô hấp suy giảm, khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Lâu dần, niêm mạc phổi và họng mất đi độ đàn hồi, gây co thắt và kích thích cơn ho kéo dài.
Ngoài ra, ho lâu ngày cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, ho lao, ho gà hay thậm chí là ung thư phổi. Đặc biệt, những người thường xuyên hút thuốc, tiếp xúc với khói bụi hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ cao mắc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính - một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ho mãi không dứt.
Việc chủ quan hoặc tự ý sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến tình trạng ho kéo dài hơn, gây tổn thương sâu đến hệ hô hấp. Vì vậy, nếu cơn ho không thuyên giảm sau hai tuần hoặc kèm theo triệu chứng như sốt cao, khó thở, ho ra máu, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Bị ho lâu ngày nên uống thuốc gì?
Cách chọn thuốc trị ho kéo dài cho người lớn
Lựa chọn thuốc trị ho không thể tùy tiện mà cần dựa vào nguyên nhân gây ho. Cơn ho kéo dài có thể do dị ứng, nhiễm trùng, kích ứng môi trường hoặc bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi. Vì vậy, khi chọn thuốc, người dùng cần lưu ý:
-
Xác định loại ho: Ho khan, ho có đờm hay ho do dị ứng? Điều này giúp lựa chọn thuốc đúng cơ chế tác động.
-
Tìm hiểu thành phần thuốc: Mỗi nhóm thuốc trị ho có công dụng khác nhau, tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
-
Cân nhắc tác dụng phụ: Một số thuốc có thể gây buồn ngủ, khô miệng hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu ho kéo dài trên 2 tuần, không thuyên giảm dù đã dùng thuốc, cần đi khám để tìm nguyên nhân cụ thể.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn bất kỳ loại thuốc ho nào
Thuốc không kê đơn giảm ho
Với những trường hợp ho nhẹ hoặc ho do kích ứng thông thường, người dùng có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn sau:
-
Thuốc giảm ho khan: Các thuốc như Dextromethorphan giúp ức chế phản xạ ho, phù hợp với người bị ho khan kéo dài, ho do dị ứng hoặc kích ứng cổ họng.
-
Thuốc long đờm: Nếu ho có đờm hãy chọn các thuốc như Guaifenesin, giúp làm loãng và đẩy đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
-
Thuốc kháng histamin: Các thuốc như Chlorpheniramine hoặc Clemastine có thể giúp giảm ho do dị ứng, giảm tiết dịch nhầy và làm dịu niêm mạc họng.
-
Thuốc thông mũi: Nếu ho kèm theo nghẹt mũi, khó thở, có thể sử dụng Pseudoephedrine hoặc Phenylephrine để giảm sưng nề đường hô hấp.
Thuốc kê đơn giảm ho lâu ngày
Khi ho kéo dài không đáp ứng với thuốc thông thường hoặc liên quan đến bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:
-
Thuốc giãn phế quản dạng xịt: Dùng cho người bị hen suyễn, viêm phế quản mạn tính hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giúp mở rộng đường thở và giảm ho do co thắt phế quản.
-
Benzonatate: Đây là thuốc giúp làm tê niêm mạc đường hô hấp, giảm phản xạ ho hiệu quả, đặc biệt hữu ích với những cơn ho khan kéo dài.
-
Codein: Là thuốc giảm ho mạnh thuộc nhóm opioid, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và có sự giám sát y tế do nguy cơ gây nghiện.

Thuốc kê đơn giảm ho lâu ngày
Lưu ý khi dùng thuốc trị ho lâu ngày
Những trường hợp cần tránh dùng kháng sinh
Không phải lúc nào ho kéo dài cũng cần dùng kháng sinh. Việc lạm dụng thuốc này có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc nguy hiểm. Những trường hợp không nên sử dụng kháng sinh bao gồm:
-
Ho do virus gây ra: Các bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm phế quản cấp tính thường do virus, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh trong trường hợp này không có lợi mà còn gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
-
Ho dị ứng hoặc do kích ứng môi trường: Ho do bụi, khói thuốc lá, phấn hoa hoặc thay đổi thời tiết không liên quan đến vi khuẩn nên không cần dùng kháng sinh.
-
Ho kéo dài nhưng không sốt cao: Nếu ho dai dẳng mà không kèm sốt hoặc có triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể nguyên nhân không phải do vi khuẩn. Thay vào đó, cần xác định yếu tố gây kích thích ho để có hướng điều trị phù hợp.
-
Ho do trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Trong trường hợp này, điều trị bằng thuốc giảm axit và điều chỉnh lối sống sẽ hiệu quả hơn việc sử dụng kháng sinh.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị ho
Dùng thuốc trị ho không đúng cách hoặc trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn:
-
Tác dụng lên hệ thần kinh: Một số thuốc trị ho chứa codein hoặc dextromethorphan có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
-
Rối loạn tiêu hóa: Một số thuốc long đờm hoặc giảm ho có thể gây buồn nôn, táo bón, tiêu chảy hoặc đau dạ dày.
-
Phản ứng dị ứng: Một số người có thể bị nổi mề đay, đỏ bừng mặt, khó thở hoặc sưng môi, mắt khi sử dụng thuốc trị ho.
-
Ảnh hưởng đến tim mạch: Một số thuốc thông mũi hoặc giảm ho có thể gây tim đập nhanh, tăng huyết áp, đặc biệt ở người có tiền sử bệnh tim mạch.
-
Ức chế hô hấp: Các thuốc ho nhóm opioid có thể làm giảm phản xạ hô hấp, đặc biệt nguy hiểm với người có bệnh lý phổi mãn tính.
*Lưu ý: Để giảm thiểu rủi ro, hãy dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi các biểu hiện bất thường sau khi sử dụng.

Dùng thuốc trị ho không đúng cách có thể gây tác dụng phụ
Kết hợp chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh
Bên cạnh việc dùng thuốc, điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm ho và tăng cường sức khỏe hô hấp.
-
Hạn chế hút thuốc lá và tránh khói thuốc: Khói thuốc chứa nhiều hóa chất gây tổn thương niêm mạc hô hấp, làm tình trạng ho trở nên trầm trọng hơn.
-
Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Bảo vệ hệ hô hấp khỏi ô nhiễm, bụi mịn và vi khuẩn giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm đường thở.
-
Giữ môi trường sống sạch sẽ: Hạn chế nấm mốc, bụi bẩn, lông thú cưng trong nhà để tránh kích thích ho.
-
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: Giữ răng miệng sạch sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn gây viêm họng.
-
Súc miệng nước muối ấm: Hỗ trợ sát khuẩn, giảm viêm và làm dịu cổ họng.
-
Uống đủ nước: Giúp giữ ẩm cổ họng, giúp làm loãng đờm và giảm kích ứng khi ho.
-
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và kẽm: Giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
-
Ăn thực phẩm giàu omega-3: Các loại cá béo, hạt chia, quả óc chó giúp hỗ trợ giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe hô hấp.
-
Tránh đồ uống lạnh và thực phẩm cay nóng: Chúng có thể làm kích ứng cổ họng, khiến cơn ho kéo dài hơn.
-
Tập thể dục đều đặn: Giúp hỗ trợ tăng cường chức năng phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
-
Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể phục hồi và tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Hỗ trợ trị ho, bổ phổi với Thiên Môn Bổ Phổi Premium
Ho kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hô hấp, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này, việc lựa chọn một sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên, an toàn và hiệu quả là điều cần thiết. Thiên Môn Bổ Phổi Premium chính là giải pháp tối ưu giúp hỗ trợ làm dịu cơn ho, bổ phổi và tăng cường sức khỏe đường hô hấp.

Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Hỗ trợ giảm ho lâu ngày hiệu quả!
Thiên Môn Bổ Phổi Premium được bào chế từ 13 loại dược liệu quý, trong đó nổi bật là Xuyên Tâm Liên, Lá Thường Xuân, Thiên Môn Đông và Mạch Môn Đông... Đây đều là những thành phần có công dụng hỗ trợ long đờm, giảm kích ứng cổ họng và cải thiện chức năng phổi một cách tự nhiên.
-
Xuyên Tâm Liên (AP-Bio): Được biết đến với tác dụng hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, hỗ trợ giảm triệu chứng ho dai dẳng và tăng cường miễn dịch hô hấp.
-
Lá Thường Xuân: Hỗ trợ long đờm, giúp làm sạch đường hô hấp và giảm kích ứng cổ họng.
-
Thiên Môn Đông & Mạch Môn Đông: Có tác dụng hỗ trợ làm dịu họng, bổ phổi và cung cấp độ ẩm cần thiết cho niêm mạc đường hô hấp, hạn chế khô rát và ho kéo dài.
Không chỉ chú trọng đến hiệu quả hỗ trợ điều trị, Thiên Môn Bổ Phổi Premium còn được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Sản phẩm không chứa đường tinh luyện mà sử dụng Sorbitol - một chất tạo ngọt tự nhiên, giúp vị thanh mát, dễ uống mà vẫn an toàn, đặc biệt với những người cần kiêng đường.
Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Premium không chỉ giúp hỗ trợ giảm triệu chứng ho mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng phổi, giúp đường hô hấp khỏe mạnh hơn trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Đặc biệt, sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành, đảm bảo chất lượng và độ an toàn khi sử dụng lâu dài.
Cách dùng Thiên Môn Bổ Phổi Premium
-
Trẻ em từ 6 - 14 tuổi: Uống 20ml/lần, ngày 2 lần.
-
Trẻ em từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Uống 20ml/lần, ngày 3 lần.
*Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh. Hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Bị ho lâu ngày không khỏi khi nào cần đi khám ở bệnh viện?
Nếu mọi người đã sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc nhưng cơn ho vẫn không giảm sau hai tuần, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, lao phổi hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Lúc này, việc đi khám là rất cần thiết để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Nếu ho mãi không dứt, mọi người cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra
Một số dấu hiệu đi kèm với ho có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm:
-
Ho có đờm màu bất thường: Nếu đờm có màu vàng, xanh, nâu hoặc có lẫn máu, cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nặng hoặc bệnh lý về phổi.
-
Ho kèm theo khó thở, đau tức ngực: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc thậm chí là ung thư phổi.
-
Ho kèm theo sốt cao kéo dài: Nếu sốt trên 38,5 độ C không giảm sau vài ngày, có thể cơ thể đang bị nhiễm trùng nặng cần được điều trị kịp thời.
-
Ho đi kèm sụt cân, mệt mỏi kéo dài: Nếu bị giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, người mệt mỏi trong thời gian dài, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lao hoặc ung thư phổi.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý mãn tính như hen suyễn, tim mạch, tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch cần đặc biệt thận trọng khi bị ho kéo dài. Bởi vì hệ miễn dịch suy yếu có thể khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Bài viết trên, thienmonbophoi.com.vn đã giúp người dùng giải đáp thắc mắc bị ho lâu ngày nên uống thuốc gì và gợi ý một số loại thuốc kháng sinh trị ho. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên hệ tới hotline 1900 2163 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn nhé.