Bị ho có nên ăn mắm không? Một số loại mắm có thể gây kích ứng cổ họng, làm cơn ho kéo dài. Cùng chuyên gia tìm hiểu những thực phẩm cần tránh khi ho.
Ho kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng. Nhiều người thắc mắc: "Bị ho có nên ăn mắm không?" bởi mắm có vị mặn, nồng, dễ gây kích thích cổ họng. Vậy thực hư ra sao? Hãy cùng thienmonbophoi.com tìm hiểu để có được thông tin chính xác nhé.
Người bị ho có nên ăn mắm không?
Mắm là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người, đặc biệt là các món như bún đậu mắm tôm, thịt luộc chấm mắm nêm hay mắm ruốc kho quẹt. Tuy nhiên, nếu đang bị ho, mọi người không nên sử dụng loại gia vị này.

Mắm không được khuyến khích dùng cho người đang bị ho, viêm họng.
Nguyên nhân là do mắm thường có mùi nồng, chứa hàm lượng muối cao và dễ gây kích thích cổ họng. Đặc biệt, với những người có cơ địa nhạy cảm, một số thành phần trong mắm có thể làm ho kéo dài, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Vì vậy, tốt nhất nên tránh ăn mắm khi bị ho để hạn chế tình trạng kích ứng đường hô hấp.
Bị ho có nên ăn mắm nêm không?
Mắm nêm là loại mắm lên men từ cá biển, có vị mặn và mùi khá nồng. Khi ăn, mắm nêm thường được pha chế thêm tỏi, ớt, dứa để tăng hương vị. Tuy nhiên, chính vì có vị cay nồng và hàm lượng muối cao, mắm nêm có thể gây kích ứng cổ họng, làm tăng cảm giác khô rát và khiến cơn ho kéo dài hơn.
Nếu người bệnh đang gặp các vấn đề về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm hay viêm họng, tốt nhất nên hạn chế tiêu thụ mắm nêm để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị ho ăn mắm ruốc được không?
Mắm ruốc là loại mắm được làm từ con ruốc (khuyết), có vị mặn đậm và mùi đặc trưng. Loại mắm này thường được dùng để nấu canh, kho thịt hoặc pha chấm. Tuy nhiên, với người đang bị ho, việc ăn mắm ruốc có thể không phải lựa chọn tốt.
Do quá trình lên men, mắm ruốc chứa nhiều Histamin và các hợp chất dễ gây dị ứng, có thể làm cổ họng bị kích thích, dẫn đến ho dai dẳng. Bên cạnh đó, độ mặn cao của mắm ruốc có thể làm mất nước ở niêm mạc họng, khiến cảm giác đau rát càng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bị ho nên hạn chế sử dụng mắm ruốc để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Không nên ăn mắm ruốc khi bị ho
Bị ho có ăn mắm tôm với bún đậu được không?
Bị ho có ăn bún đậu mắm tôm được không? Có lẽ, đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất bởi bún đậu mắm tôm là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng nếu đang bị ho, mọi người nên cân nhắc kỹ trước khi thưởng thức.
Bởi, mắm tôm có mùi tanh và độ mặn cao, có thể gây kích thích cổ họng, làm tăng phản xạ ho. Ngoài ra, một số người có cơ địa nhạy cảm còn có thể bị dị ứng với protein trong mắm tôm, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, khi ăn bún đậu mắm tôm, nhiều người thường kết hợp thêm các gia vị cay nóng như tỏi, ớt, tiêu, khiến cổ họng bị kích ứng mạnh hơn. Do đó, nếu đang bị ho, người bị ho nên hạn chế hoặc tạm thời kiêng món ăn này để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Nên kiêng mắm tôm trong thời gian bị ho
Những thực phẩm đại kỵ mà người bị ho nên tránh
Khi bị ho, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Một số nhóm thực phẩm có thể làm tình trạng ho trầm trọng hơn, gây kích ứng cổ họng, tăng tiết đờm hoặc làm suy yếu hệ miễn dịch. Những thực phẩm mà người bị ho nên tránh bao gồm:
-
Hải sản giàu đạm: Tôm, cua, cá, mực… chứa nhiều protein dễ gây kích ứng, khiến niêm mạc họng phản ứng mạnh hơn, làm cơn ho trở nên dai dẳng.
-
Rau củ có nhiều chất nhầy: Rau mồng tơi, rau đay, khoai sọ… có thể làm tăng tiết dịch đờm, gây cảm giác khó chịu và làm tình trạng ho kéo dài.
-
Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, sả… có thể gây kích thích niêm mạc họng, làm cổ họng sưng viêm và khiến cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Nhóm thực phẩm này làm tăng lượng dịch đờm, gây nặng bụng, khó tiêu, đồng thời khiến cổ họng bị kích thích mạnh hơn.
-
Đồ ăn quá lạnh: Nước đá, kem lạnh hay thực phẩm vừa lấy ra từ tủ lạnh có thể gây co thắt phế quản, làm triệu chứng ho trở nên tồi tệ hơn.
-
Đồ uống có cồn, gas, caffeine: Bia, rượu, nước ngọt có gas và cà phê làm khô cổ họng, khiến niêm mạc dễ bị tổn thương và kéo dài tình trạng ho.
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Có thể làm tăng tiết chất nhầy ở đường hô hấp, gây đờm và làm cản trở quá trình hồi phục.
-
Dừa và quýt: Dừa có tính hàn, dễ làm cơ thể bị nhiễm lạnh, còn quýt chứa Cellulose làm tăng tiết dịch nhầy, không có lợi cho người bị ho.
-
Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn: Chứa nhiều chất bảo quản, ít vitamin và khoáng chất, không giúp tăng cường sức đề kháng, có thể làm bệnh lâu khỏi hơn.

Thực phẩm đóng hộp, đồ chế biến sẵn không được khuyến khích dùng khi bị ho
Hỗ trợ trị ho, bổ phổi với Thiên Môn Bổ Phổi Premium
Để hỗ trợ trị ho, thay vì phụ thuộc vào các loại thuốc Tây dễ gây tác dụng phụ, nhiều người đang lựa chọn giải pháp từ thiên nhiên để chăm sóc hệ hô hấp an toàn và lành tính hơn. Trong đó, Thiên Môn Bổ Phổi Premium là giải pháp tối ưu, giúp hỗ trợ làm dịu cơn ho và tăng cường sức khỏe hệ hô hấp một cách toàn diện.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium được bào chế từ 13 loại dược liệu quý như Xuyên Tâm Liên, Lá Thường Xuân, Thiên Môn Đông, Mạch Môn Đông... Những thảo dược này đã được sử dụng từ lâu trong Đông y để hỗ trợ long đờm, làm dịu kích ứng cổ họng và tăng cường đề kháng cho hệ hô hấp. Nhờ nguồn gốc 100% thiên nhiên, sản phẩm phù hợp với cả người lớn và trẻ em, không gây tác dụng phụ.

Thiên môn bổ phổi Premium hỗ trợ trị ho, bổ phổi an toàn
Điểm nổi bật của sản phẩm là chiết xuất AP-Bio Xuyên Tâm Liên, đã được chứng minh lâm sàng với khả năng hỗ trợ kháng viêm, hỗ trợ miễn dịch và bảo vệ đường hô hấp. Với hơn 800 triệu liều sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới, AP-Bio mang đến sự an tâm cho người dùng.
Sản phẩm được thiết kế dưới dạng siro lỏng, giúp dễ dàng hấp thu và phát huy tác dụng nhanh chóng. Đặc biệt, thay vì sử dụng đường thông thường, Thiên Môn Bổ Phổi Premium sử dụng Sorbitol – một chất tạo ngọt tự nhiên, mang lại vị ngọt nhẹ, thanh mát, không gây hại cho sức khỏe.
Cách dùng Thiên Môn Bổ Phổi Premium
-
Trẻ em từ 6 - 14 tuổi: Uống 20ml/lần, ngày 2 lần.
-
Trẻ em từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Uống 20ml/lần, ngày 3 lần.
*Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh. Hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Bài viết trên, thienmonbophoi.com đã giúp người dùng giải đáp thắc mắc bị ho có nên ăn mắm không và gợi ý nhóm thực phẩm cần tránh. Nếu đang bị ho, hãy tuân thủ theo lời khuyên của chuyên gia, hạn chế những thực phẩm khiến ho trở nên dai dẳng, gây khó khăn trong quá trình hồi phục. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên hệ tới hotline 1900 2163 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn nhé.