Cà pháo là món ăn dân dã, quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt từ xưa đến nay.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, khi làm cà pháo bên trong có chứa nhiều muối, không tốt cho người bị ho. Vậy bị ho có nên ăn cà pháo không? Các dược sĩ của Thienmonbophoi sẽ cùng mọi người giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!
Giá trị dinh dưỡng của cà pháo
Cà pháo còn được gọi là cà ghém, cà gai hoa trắng và có tên khoa học là Solanum Torum. Cây và nhỏ, lá xẻ thùy nông, quả màu trắng và khi chín thì chuyển vàng. Cà pháo thường được dùng để muối chua, xuất hiện nhiều trong mâm cơm của các gia đình Việt Nam.

Giá trị dinh dưỡng của cà pháo
Giá trị dinh dưỡng trong 100g cà pháo chứa:
-
Protein: Cà pháo cung cấp 1.5g protein, trong đó bao gồm các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
-
Chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong cà pháo chiếm 1.6g, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì sự ổn định của đường huyết.
-
Các loại vitamin: Tiền vitamin A(Caroten), Vitamin C và các loại Vitamin nhóm B (B1, B2, PP).
-
Khoáng chất: 12mg Canxi, 0.7mg Sắt, 18mg Magie, 16mg Photpho, 22.1mg Kali, 0.3mg Kẽm.
Đặc biệt, trong cà pháo chứa một chất có tên là Solanin, có độc, đặc biệt nhiều trong cà pháo xanh. Như trong Hải Thượng Y tông tâm lĩnh cũng ghi lại rằng, mọi người không nên ăn quá nhiều quả cà pháo xanh.
Bị ho có nên ăn cà pháo không?
Theo Đông y, cà pháo có tính hàn, khi ăn nhiều có thể gây khó chịu ở cổ họng và làm nặng thêm tình trạng ho do lạnh. Còn theo Tây y, cà muối gây kích ứng niêm mạc họng vì chứa nhiều muối, muối chua lâu nên có nhiều axit. Vậy nên, về cơ bản người bị ho không nên ăn cà, đặc biệt là ai bị ho do cảm lạnh.
Những trường hợp có thể ăn cà pháo khi bị ho
Khi bị ho, những người có sức khỏe tốt, không có tiền sử bệnh lý và không ăn quá nhiều sẽ không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, theo Đông y thì những người ho do nhiệt, ho khan, ít đờm cũng có thể ăn cà pháo bình thường.
Đặc biệt, theo kinh nghiệm từ các bài thuốc của Trung Hoa và Việt Nam, cà pháo với mật ong lại là một bài thuốc trị ho hiệu quả. Theo nhiều nguồn tin, một phần tính hàn của cà đã bị giảm khi kết hợp với mật ong, vậy nên có thể dùng làm bài thuốc hỗ trợ trị ho.

Những trường hợp có thể ăn cà pháo khi bị ho
Trường hợp ho không nên ăn cà pháo
Các chuyên gia khuyến cáo, những trường hợp không nên ăn cà pháo khi đang bị ho là:
-
Ho do cảm lạnh, ho có đờm nhiều, ho do viêm phế quản.
-
Người có cơ địa dị ứng, dễ bị kích ứng cổ họng hoặc từng bị dị ứng khi ăn cà pháo.
-
Người có tiền sử bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, huyết áp hoặc cơ thể ốm yếu.
Lưu ý khi ăn cà pháo cho người bị ho
Về cơ bản, trong cà pháo có lượng độc, nhưng tất nhiên không gây chết người. Nhưng nếu mọi người ăn lượng lớn, đặc biệt là cà pháo xanh sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhất là trong trường hợp người bệnh đang bị ho, hệ miễn dịch yếu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó, nếu muốn ăn cà pháo khi đang bị ho, mọi người nên lưu ý:
-
Không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là cà pháo muối vì hàm lượng muối cao có thể gây kích ứng cổ họng.
-
Ưu tiên cà pháo muối xổi, ít muối và không quá chua, tránh ăn cà muối lâu ngày hoặc cà quá xanh.
-
Có thể ăn cà pháo kèm với các loại gia vị ấm nóng như gừng, tỏi để giảm tính hàn.
-
Không nên ăn cà pháo sống, cần chế biến sạch sẽ trước khi ăn để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
-
Nếu sau khi ăn cà pháo mà tình trạng ho nặng hơn, mọi người hãy ngừng ăn ngay và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
-
Những loại thực phẩm không nên ăn cùng cà pháo, đặc biệt khi mọi người đang bị ho là: Gia vị như ớt, tiêu, mù tạt hoặc các loại quả tính hàn như dưa hấu.

Lưu ý khi ăn cà pháo cho người bị ho
Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Hỗ trợ giảm ho tại nhà
Hiện nay, ho là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn. Bởi vì tình hình không khí mùa nồm ẩm như hiện tại thường xuyên ở mức xấu, không có lợi cho hệ hô hấp. Đó là lý do nhiều gia đình lựa chọn Thiên Môn Bổ Phổi Premium để hỗ trợ giảm ho, bổ phổi tại nhà.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Titafa. Trong bảng thành phần của sản phẩm chứa 13 loại thảo dược từ thiên nhiên, có công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị ho. Ví dụ như: Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên, Lá Thường Xuân, Mạch Môn Đông, Lá Hen, Húng Chanh,...

Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Hỗ trợ giảm ho tại nhà
Đặc biệt nhất trong bảng thành phần chính là Xuyên Tâm Liên (hoạt chất AP-Bio) độc quyền đã được kiểm nghiệm lâm sàng. Nhờ đó, sản phẩm có công dụng hiệu quả trong hỗ trợ giảm ho và đã được Bộ Y tế cấp phép. Khách hàng có thể truy cập Thienmonbophoi.com.vn để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm và đặt mua với giá ưu đãi!
Lưu ý: Thiên Môn Bổ Phổi Premium không phải thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh.
Qua bài viết trên, khách hàng đã tìm hiểu và giải đáp được câu hỏi bị ho có nên ăn cà pháo không. Nếu còn thắc mắc khác, mọi người hãy liên hệ với dược sĩ qua số 1900 2163 để được tư vấn nhiều mẹo trị ho hay!