Dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò then chốt duy trì và phục hồi sức khỏe, đặc biệt khi bị ho do hệ miễn dịch suy yếu.
Vậy nên, nhiều người muốn dùng lươn để bồi bổ khi bị ho, nhưng lại thắc mắc vấn đề bị ho có ăn lươn được không. Vậy thì ngay trong bài viết dưới đây, Thienmonbophoi sẽ cùng mọi người giải đáp chi tiết.
Bị ho có ăn lươn được không?
Có người cho rằng, lươn là loài động vật thân mềm, có nhiều nhớt, ăn vào dễ làm tăng đờm và khiến cơn ho nặng hơn. Nhưng thực chất, nếu chế biến kỹ và làm sạch nhớt bẩn bên ngoài, người bị ho vẫn có thể ăn lươn bình thường. Ngoài ra, trong Đông y và cả Y hiện đại cũng chưa có báo cáo, nhận định nào nói người bị ho không thể ăn lươn.

Bị ho có ăn lươn được không?
Theo Y hiện đại, Lươn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời vì bên trong có nhiều dưỡng chất. Ví dụ như:
-
Protein: Lươn chứa hàm lượng protein cao (18.7gam/100gam), giúp xây dựng và phục hồi các mô trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
-
Vitamin và khoáng chất: Lươn giàu vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin D, sắt, canxi, phốt pho và kali. Đây đều là những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể.
-
Axit béo omega-3: Trong lươn cũng chứa axit béo omega-3, có tác dụng kháng viêm, tốt cho tim mạch và não bộ.
Ngoài ra, theo Đông Y, lươn có tính cam ôn, được quy vào bổ kinh tỳ vị. Chúng có công dụng bổ hư tổn, cường kiện gân cốt và khu phong trừ thấp. Vậy nên, thịt lươn được dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, hậu sản băng huyết, trĩ xuất huyết, phong hàn thấp tý và suy nhược cơ thể.
Tuy nhiên, mọi người chỉ nên sử dụng 200 gam đến 500 gam mỗi ngày. Đặc biệt, nếu dùng cho người bệnh ho, mọi người phải làm sạch phần nhớt bên ngoài của lươn để tránh gây hại thêm.
3 cách chế biến lươn tốt nhất cho người bị ho
Cháo lươn nấu khoai môn
Lươn được dùng nhiều nhất để nấu cháo, thịt lươn mềm như tan trong miệng, không còn mùi tanh của đất bùn. Kết hợp với khoai môn bùi bở, món cháo càng dễ ăn và có nhiều dưỡng chất hơn cho người dùng.
Chuẩn bị:
-
Lươn: 300g
-
Khoai môn: 200g
-
Gạo tẻ: 100g
-
Hành tím, hành lá, rau răm
-
Gia vị: muối, đường, tiêu, nước mắm, dầu ăn tùy theo khẩu vị mỗi người

Cách làm Cháo lươn nấu khoai môn
Cách thực hiện:
-
Lươn làm sạch, luộc chín với chút gừng để khử tanh, sau đó gỡ lấy thịt, ướp với muối, tiêu, nước mắm.
-
Gạo vo sạch, rang nhẹ cho thơm rồi nấu cháo với nước luộc lươn (để giữ vị ngọt tự nhiên).
-
Khoai môn gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, luộc sơ rồi cho vào nồi cháo khi cháo gần nhừ, tiếp tục ninh cho đến khi khoai bở nhừ.
-
Phi thơm hành với chút dầu, cho thịt lươn xào qua, rồi trút vào nồi cháo. Nêm nếm vừa ăn, thêm hành lá trước khi tắt bếp.
Cháo lươn cải xanh
Cải xanh chứa nhiều vitamin C, giúp thanh nhiệt, giảm đờm, rất tốt cho người bị ho. Kết hợp lươn với cải xanh vừa bổ sung nhiều dinh dưỡng, vừa giúp giảm ngấy cho nồi cháo lươn, sử dụng vào mùa nào cũng hợp.
Chuẩn bị:
-
Lươn: 300g
-
Cải xanh: 1 bó
-
Gạo tẻ: 100g
-
Hành tím, hành lá
-
Gia vị: muối, đường, tiêu, nước mắm, dầu ăn tùy khẩu vị
Cách thực hiện:
-
Lươn sơ chế tương tự như trên, lấy thịt ướp gia vị vừa miệng.
-
Nấu cháo từ gạo và nước luộc lươn, thêm vài lát gừng để tăng tính ấm.
-
Cải xanh rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi cháo khi cháo đã nhừ (chỉ nấu khoảng 2-3 phút để giữ vitamin C bên trong).
-
Xào thịt lươn với hành tím cho thơm, thêm vào cháo, nêm nếm vừa miệng rồi tắt bếp.
Cháo lươn cà rốt
Cà rốt giàu beta-carotene, hỗ trợ tăng cường miễn dịch, làm dịu cổ họng khi ho. Ngoài ra, cà rốt còn chứa rất nhiều dinh dưỡng, có hàm lượng vitamin và khoáng chất đáng kể.
Chuẩn bị:
-
Lươn: 300g
-
Cà rốt: 1 củ
-
Gạo tẻ: 100g
-
Hành tím, hành lá
-
Gia vị: muối, đường, tiêu, nước mắm, dầu ăn tùy khẩu vị mỗi người

Cách làm Cháo lươn cà rốt
Cách thực hiện:
-
Lươn làm sạch nhớt, luộc chín, sau đó mọi người gỡ lấy thịt, ướp gia vị vừa miệng.
-
Gạo nấu cháo với nước luộc lươn. Cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu hoặc băm nhỏ, cho vào nấu cùng cháo khi gạo bắt đầu nở.
-
Xào thịt lươn với chút gừng và hành, sau đó cho vào nồi cháo khi cháo đã sánh mịn.
-
Cuối cùng mọi người nêm gia vị, thêm hành lá, tắt bếp và thưởng thức.
Lưu ý cho người bị ho khi ăn lươn
Lươn vốn có rất nhiều nhớt, nếu không xử lý tốt sẽ gây tanh, rất khó ăn. Vậy nên khi chế biến và ăn lươn, đặc biệt với người bị ho thì cần lưu ý các điểm sau để đảm bảo sức khỏe:
-
Lươn phải được làm sạch hoàn toàn nhớt và nội tạng để tránh mùi tanh, vì chúng có thể kích thích niêm mạc, khiến người bị ho khó chịu hơn. Mọi người có thể luộc lươn với gừng hoặc sả trước khi chế biến để khử tanh và tạo cảm giác dễ chịu khi ăn.
-
Các món lươn chiên giòn hoặc xào nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể, gây khô họng và làm tình trạng ho nặng hơn. Thay vào đó, mọi người hãy ưu tiên các món nấu cháo, hấp hoặc luộc.
-
Hạn chế gia vị cay nóng, vì dù tiêu và gừng tốt nhưng sử dụng nhiều quá lại gây phản tác dụng, kích ứng cổ họng, khiến ho kéo dài.
-
Người bị ho nên ăn lươn cùng các nguyên liệu như khoai môn, cải xanh, cà rốt hoặc rau má để cân bằng tính ấm của lươn, tránh gây nóng trong, đồng thời tăng cường vitamin hỗ trợ hệ miễn dịch.
-
Lươn để lâu hoặc không còn tươi có khả năng biến chất thành vi khuẩn, độc tố, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa và hô hấp.
-
Các món lươn, đặc biệt là cháo thì mọi người nên dùng khi còn ấm nóng, tránh ăn nguội, có mùi tanh và cũng không có lợi nhiều.

Lưu ý cho người bị ho khi ăn lươn
Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Công thức hỗ trợ trị ho từ thiên nhiên
Thiên Môn Bổ Phổi Premium là sản phẩm bảo vệ sức khỏe xuất xứ Việt Nam, bởi công ty Cổ phần Titafa. Sản phẩm phù hợp với trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn, hỗ trợ giảm ho, bổ phổi hiệu quả. Đặc biệt, Thiên Môn Bổ Phổi Premium nổi bật với công thức "Thuần Xanh", sử dụng 100% thảo dược tự nhiên.
-
AP-Bio (chiết xuất Xuyên Tâm Liên): Được nghiên cứu lâm sàng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng cảm lạnh, viêm phổi và viêm phế quản. Nghiên cứu cho thấy AP-Bio tăng số lượng tế bào T, tế bào hỗ trợ T và các cytokine như IFN-γ, IL-4. Nhờ đó, người mắc bệnh có thể điều hòa phản ứng miễn dịch.
-
Chiết xuất Lá Thường Xuân: Hỗ trợ giảm đờm, làm dịu cổ họng.
-
Các thành phần khác: Húng Chanh, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Kinh Giới, Bách Bộ, Tang Bạch Bì, Trần Bì, Bình Vôi, Gừng và Actiso đều là dược liệu truyền thống có lợi cho hệ hô hấp.

Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Công thức hỗ trợ trị ho từ thiên nhiên
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với mức giá phải chăng. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể mua Thiên Môn Bổ Phổi Premium tại các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada. Để được tư vấn từ các chuyên gia uy tín, Quý khách có thể liên hệ với các dược sĩ bằng cách:
Lưu ý: Thiên Môn Bổ Phổi Premium không phải thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh.
Qua bài viết, khách hàng đã tìm hiểu và giải đáp bị ho có ăn lươn được không. Nếu mọi người muốn tìm hiểu các cách khác giúp giảm ho nhanh chóng tại nhà, hãy liên hệ với Thienmonbophoi hoặc truy cập website nhé!